Trong gian nhà bếp của người Việt, thiết bị không thể thiếu được đối với người nội trợ là nồi cơm điện. Trên thị trường hiện nay, nồi cơm điện được sản xuất trong nước bởi các tập toàn lớn như: Kangaroo, Sunhouse…và nhập từ các nước về như: Đức, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Nồi cơm điện nhập khẩu nước ngoài
Doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh phân phối đồ gia dụng, trong đó có nồi cơm điện, muốn nhập khẩu về Việt Nam để phân phối và bán lẻ, nhưng chưa biết thủ tục nhập khẩu như thế nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện.
1. Các căn cứ pháp lý khi nhập khẩu nồi cơm điện:
- Căn cứ Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc Quy định danh mục, phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
Để giảm thiểu thời gian nhập khẩu hàng hóa, Doanh nghiệp cần nhập khẩu mẫu hàng về trước để làm trước một số thủ tục: Thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng; Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng. Sau khi nhập khẩu mẫu hàng hóa về, doanh nghiệp tiến hành các bước sau:
2. Thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng:
Sau khi có hàng mẫu về, doanh nghiệp mang mẫu lên Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Quatest1, Quatest3) hoặc trung tâm kiểm định của Vinacontrol để tiến hành thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Hồ sơ bao gồm:
- Mẫu thử nghiệm: 04 mẫu
- Hợp đồng thử nghiệm với trung tâm đo lường chất lượng (Quatest1; Quatest2): 2 bản gốc;
- Bản vẽ kỹ thuật: 1 bản chụp
3. Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng:
Theo TCVN 8252:2015 thì những loại nồi cơm điện có công suất danh định nhỏ hơn 2000W phải làm đăng ký dán nhãn năng lượng.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng được gửi lên Bộ Công thương, bao gồm:
- Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng
- Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng do tổ chức thử nghiệm cấp cho từng mẫu
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến
- Các giấy tờ liên quan khác…
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
4. Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng của các tỉnh. Lưu ý doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng ở Chi cục tỉnh nào thì mở tờ khai hải quan của tỉnh đó. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Hợp đồng thương mại (sales contract):
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
- Quy cách đóng gói (packing list);
- Vận tải đơn (House bill);
- Bản giới thiệu, thuyết minh, các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra.
5. Mã sh code và các khoản thuế suất:
Mã hàng | Mô tả hàng hóa | đơn vị | TNK TT | TNK ưu đãi | VAT | AFCTA |
85166010 | – Nồi nấu cơm | chiếc | 30 | 20 | 10 | 0 (-BN, KH, TH) |
85166090 | – Loại khác | chiếc | 30 | 20 | 10 | 0 (-BN, KH, TH) |
6. Thủ tục thông quan hàng hóa:
Thủ tục nhập khẩu thiết bị như các hàng hóa thông thường khác. Thủ tục bao gồm:
Bước 1: Khai báo hải quan. Hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng (sales contract).
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice).
- Quy cách đóng gói (packing list).
- Vận tải đơn (House bill).
- Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu.
* Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa
* Bước 3: Tính thuế
* Bước 4: Nộp thuế, lệ phí
* Bước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan.
7. Phương thức vận chuyển và nguồn hàng.
Vận chuyển chủ yếu bằng 02 hình thức: Đường biển và đường bộ.
- Vận chuyển đường biển: Cước phí vận chuyển đường bộ là tối ưu nhất. có đầy đủ hóa đơn, tờ khai hải quan, nhưng thời gian giao hàng châm, phụ thuộc nhiều vào hãng tàu.
- Vận chuyển bằng đường bộ: Thời gian giao hàng nhanh. Tuy nhiên, cước phí cao hơn đường biển, hóa đơn chứng từ sẽ không được như ý của doanh nghiệp.
Hãy liên hệ với chúng tôi – Go Fast sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về thủ tục nhập khẩu, xin giấy phép và hình thức vận chuyển phù hợp nhất.
Công ty TNHH Thương mại & Xuất nhập khẩu Go Fast
- Địa chỉ: Lô 13, DV 10, khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, tp Hà Nội.
- Hotline: 037979.9229
Xem thêm:
- Thủ tục nhập khẩu bếp từ
- Thủ tục nhập khẩu thiết bị nhà bếp chạy bằng điện
- Thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng nhà bếp