Thủ tục nhập khẩu công tắc điện

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu về thiết bị điện được sản xuất và nhập khẩu trong nước như: Panasonic, Sneider, sino, Sunmax, Roman…Với công nghệ ngày càng phát triển, các thương hiệu cho ra nhiều dòng công tắc, ổ cắm thông minh hơn.

Bạn là người đang kinh doanh lĩnh vực điện dân dụng, đang có ý định nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất với giá cả hợp lý và chủ động nguồn hàng hơn, nhưng chưa biết thủ tục nhập khẩu như thế nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn nhập khẩu công tắc, ổ cắm từ nước ngoài về.

1. Mã số HS code:

Mã số hs code của công tắc, ổ cắm trong nhóm: 8536 “Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, rơ le, công tắc, chi tiết đóng ngắt mạch, cầu chì, bộ triệt xung điện, phích cắm, ổ cắm, đui đèn và các đầu nối khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp không quá 1.000V; đầu nối dùng cho sợi quang, bó sợi quang hoặc cáp quang”.

Tùy theo loại doanh nghiệp nhập mà tra cứu chính xác mã hàng hóa.

Về thuế nhập khẩu ưu đãi là 25%, trong khu vực Asean và Trung Quốc là 0%. Thuế VAT là 10%.

2. Dán nhãn năng lượng và đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm:

a. Dán nhãn năng lượng:

Căn cứ theo Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương, Doanh nghiệp cần phải làm hồ sơ đăng ký công bố Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng sau khi thông quan tờ khai và trước khi đưa hàng hóa ra bày bán trên thị trường sau đó tự dán nhãn năng lượng lên sản phẩm và chịu trách nhiệm với những thông tin đã đăng ký. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng;
  • Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng;
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến;
  • Các giấy tờ liên quan khác….

b. Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu:

Thủ tục bao gồm:

  • Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu: 4 bản gốc;
  • Hợp đồng (sales contract)
  • hóa đơn thương mại (commercial invoice)
  • Quy cách đóng gói (packing list),
  • Vận tải đơn (House bill),
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O):

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ trên và nộp cho Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng của tỉnh, thành phố…

3. Thủ tục thông quan hàng hóa:

Hồ sơ bao gồm:

Bước 1: Khai báo hải quan. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu (nếu trong trường hợp máy phải làm kiểm tra chất lượng sản phẩm): 4 bản gốc;
  • Hợp đồng (sales contract).
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice).
  • Quy cách đóng gói (packing list).
  • Vận tải đơn (House bill).
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu.

* Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa

* Bước 3: Tính thuế

* Bước 4: Nộp thuế, lệ phí

* Bước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan.

4. Vận chuyển:

Vận chuyển bằng 2 hình thức: Đường bộ và đường biển.

Hãy liên hệ với chúng tôi – Go Fast sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về thủ tục nhập khẩu, xin giấy phép và hình thức vận chuyển phù hợp nhất. hotline: 037979.9229.

Công ty TNHH Thương mại & Xuất nhập khẩu Go Fast

  • Địa chỉ: Lô 13, DV 10, khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, tp Hà Nội.
  • Hotline: 037979.9229

Xem thêm:

  1. Thủ tục nhập khẩu máy hàn điện cầm tay
  2. Thủ tục nhập khẩu đèn led các loại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *