Tác dụng của C/O. Phân loại C/O. Quy trình cấp C/O tại Việt Nam

  1. C/O là gì? C/O trong tiếng Anh được viết tắt từ “Certificate of origin” có nghĩa là: Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu tuy quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.

mẫu C/O form E

  1. Tác dụng của C/O:
  •  Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
  • Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
  • Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.
  • Xác định được nguồn gốc hàng hóa: C/O còn giúp người tiêu dùng biết chính xác nguồn gốc của hàng hóa, giúp hàng hóa tạo nên thương hiệu quốc gia xuất khẩu.

         Ví dụ để thấy tác dụng của C/O nhé, ví dụ như sau:

Cùng một mặt hàng là Áo sơ mi dài tay, Việt Nam và Trung Quốc cùng xuất khẩu vào Mỹ.Do công nghệ sản xuất của Trung Quốc hiện đại hơn, năng suất tạo ra sản phẩm cao hơn và chủ động được nguồn nguyên vật liệu nên chi phí là ra 1 cái áo sơ mi dài tay là 10 USD/áo. Còn ở Việt Nam, do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, năng suất lao động thấp hơn và nguồn nguyên vật liệu sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành sản xuất ra một cái áo sơ mi dài tay là 8 USD/áo. Cả 2 nước cùng xuất khẩu vào Thị trường Mỹ. Để đảm báo có lãi thì Trung Quốc bán với giá lần lượt là 30 USD/cái áo – giá nhập khẩu  và bán trên thị trường là 40 USD/ cái áo; còn Việt Nam bán với giá 35 USD/cái áo – giá nhập khẩu và bán trên thị trường là 45 USD/cái áo. Như vậy, rõ ràng hàng hóa của Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh nổi về giá bá so với hàng hóa Trung Quốc. để cân bằng và tăng cạng tranh lành mạnh thì chính phủ Mỹ sẽ đưa ra giải pháp đánh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa may mặc của các nước xuất khẩu vào Mỹ. Nếu đánh thuế cùng một thuế suất thì giá hàng hóa của Việt Nam luôn cao hơn hàng hóa của Trug Quốc và hàng hóa của Vệt Nam không thể cạnh tranh và tiêu thụ rất khó khăn tại thị trường Mỹ.

Để cân bằng và tạo tính cạnh tranh cho các mặt hàng của các nước thì Mỹ sẽ có các chế độ Thuế qua khác nhau cho các quốc gia khác nhau. ví dụ như, đối với hàng hóa Trung Quốc thì thuế nhập khẩu có thuế suất là 30% —> giá bán thực sự lúc này là 40 + 30*30% = 49 USD/cái áo; còn hàng hóa của Việt Nam thì chịu thuế là 10% chẳng hạn thì giá bán thực tế của hàng hóa Việt Nam sẽ là: 45 + 40*10% = 49 USD/cái áo. Lúc này giá cả của các mặt hàng cơ bản là ngang nhau nê có thể cạnh tranh được với nha ngay tại thi trường Mỹ (Phía Mỹ thu thêm được khoản thuế và cũng giúp đỡ được hàng hóa từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Thị trường Mỹ; và bảo hộ được hàng hóa trong nước).

Như ví dụ trên thì Chính phủ Mỹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho Hàng háo đến từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Thị trường Mỹ do Mỹ đã ưu ái Việt nam (GSP – chế độ thuế quan phổ cập – chế độ thuế qua ưu đãi do các nước giàu và siêu giàu dành cho các nức nghèo như Việt nam ta) nếu chủ hàng phía Việt nam muốn được hưởng chế độ Tối Huệ Quốc này thì phải chứng nhận xác nhận hàng hóa này là xuất xứ ở Việt nam, do Việt nam sản xuất và Xuất vào thị trường Mỹ. Xác nahn65 này phải do Đại diện Chính phủ Việt Nam cấp phát – nó chính là C/O – Certifcate of original: Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa.

3. Các loại C/O:

– CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

– CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT

– CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)

– CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào

– CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)

– CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)

– CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP

– CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi

– CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)

– CO form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU

– CO form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico

– CO form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela

– CO form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru…

4. Trình tự các bước xin cấp C/O:

*/ Các bước thực hiện trước khi đề nghị cấp C/O

– Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;

– Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định);

– Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó có FTA với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;

– Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) hay không theo quy định phù hợp. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.

– Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;

– Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.

VD: EU – Annex 13, Turkey – Annex II, Japan – Annex 5, …

*/ Thủ tục cấp C/O

– Bước 1: Đăng ký Hồ sơ thương nhân

  1. a) Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O lần đầu tiên cho Tổ chức cấp C/O, Người đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau:

– Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục I);

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

– Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Phụ lục II – nếu có).

  1. b) Mọi sự thay đổi trong Hồ sơ thương nhân phải được thông báo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O nơi liên hệ để được cấp C/O. Hồ sơ thương nhân phải được cập nhập hai (02) năm một lần;
  2. c) Thương nhân đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét giải quyết việc cấp C/O tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân;
  3. d) Các trường hợp trước đây đã xin cấp C/O nhưng chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải được thực hiện trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra và thông báo cho thương nhận một trong các trường hợp sau:

– Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ được cấp.

– Đề nghị bổ sung chứng từ (ghi rõ loại chứng từ còn thiếu).

– Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra).

– Từ chối cấp C/O trong các trường hợp theo pháp luật quy định.

– Bước 3: Trả Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).

*/ Hồ sơ đề nghị cấp C/O

  1. a) Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ;

– Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh bao gồm một (01) bản gốc và ba (03) bản sao. Bản gốc và một bản sao sẽ được Người xuất khẩu gửi cho Người nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu. Bản sao thứ hai sẽ do Tổ chức cấp C/O lưu. Bản sao còn lại sẽ do Người xuất khẩu giữ. Trong trường hợp do yêu cầu của nước nhập khẩu, Người đề nghị cấp C/O có thể đề nghị Tổ chức cấp C/O cấp nhiều hơn ba (03) bản sao của C/O;

– Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “sao y bản chính“), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng Người đề nghị cấp C/O có thể nộp sau chứng từ này nhưng không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày cấp C/O;

  1. b) Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; vận đơn đường biển; vận đơn đường không và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu;
  2. c) Đối với các doanh nghiệp tham gia eCOSys, mọi chứng từ sẽ được thương nhân ký điện tử và truyền tự động tới các Tổ chức cấp C/O. Các Tổ chức cấp C/O căn cứ vào hồ sơ trên mạng để kiểm tra tính hợp lệ của thông tin và cấp C/O cho thương nhân khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ bằng giấy.

*/Thời hạn cấp C/O

– Thời hạn cấp C/O không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;

– Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên Bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu ký. Trong trường hợp Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp Bộ hồ sơ đầy đủ;

– Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của Người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của Người xuất khẩu.

Đơn vị cấp C/O:

Đơn vị cấp là Bộ Công thương. Đơn vị muốn cấp C/O có thể nộp trực tiếp qua cổng dịch vụ hành chính công: https://dichvucong.moit.gov.vn/TTHCOnlineDetail.aspx?DocId=315

 

Xem thêm: Dịch vụ nhập khẩu úy thác và khai báo hải quan.

Theo tạp chí VCCI New.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *